Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 (2023) được tổ chức vào tháng Ba, giữa mùa hoa cà phê nở rộ, đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ sau hai năm gián đoạn do đại dịch Covid-19. Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, đón du khách bằng hương cà phê quyến rũ, tiếng cồng chiêng vang vọng và không khí lễ hội tràn ngập khắp các nẻo đường.
Lễ hội năm 2023 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với 18 hoạt động xuyên suốt từ ngày 10/3 – 14/3, thu hút hàng nghìn lượt khách trong nước và quốc tế. Các sự kiện nổi bật gồm Triển lãm chuyên đề, Triển lãm ảnh nghệ thuật tại Bảo tàng Thế giới Cà phê, diễu hành Lễ hội đường phố, Hội chợ thương mại và Hội nghị, Hội thảo về phát triển cà phê Việt Nam.
Đặc biệt, lễ khai mạc diễn ra đúng dịp kỷ niệm 48 năm ngày giải phóng Buôn Ma Thuột (10/3/1975 – 10/3/2023) với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và hơn 40 đoàn khách quốc tế. Trong đó, có đại diện các Đại sứ quán Hoa Kỳ, Trung Quốc, Tổng lãnh sự quán Ấn Độ, đoàn nghệ thuật Hàn Quốc – những quốc gia có nền kinh tế phát triển và là thị trường xuất khẩu cà phê tiềm năng của Việt Nam.

Toàn cảnh Lễ khai mạc và diễu hành Lễ hội đường phố thuộc khuôn khổ Lễ hội Cà phê tại Trung tâm Văn hoá tỉnh Đắk Lắk, thành phố Buôn Ma Thuột (10/3/2023). Ảnh: Ngọc Lan
Tập đoàn Trung Nguyên Legend đóng vai trò là đơn vị tài trợ đặc biệt và nhà đồng tổ chức của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 (2023). Với sự chuyên nghiệp và tận tâm, Trung Nguyên đã góp phần thổi bùng sức sống cho thế giới cà phê sau hai năm trầm lắng do đại dịch. Không chỉ mang đến không khí sôi động, tập đoàn còn truyền tải thông điệp về “miền tỉnh thức”, nơi con người được hòa mình vào sắc trắng tinh khôi của Thiền và màu xanh tươi mát của núi rừng Tây Nguyên.
Chính từ vùng đất đỏ bazan đầy nắng và gió này, Trung Nguyên Legend đã ấp ủ khát vọng kiến tạo nền văn minh cà phê Thiền thế giới trong suốt gần ba thập kỷ. Với sự kết hợp giữa tri thức, văn hóa và tinh thần cà phê, tập đoàn không chỉ góp phần nâng tầm thương hiệu cà phê Việt Nam mà còn mở ra một hướng đi mới, đưa cà phê trở thành cầu nối của sự kết nối, sáng tạo và phát triển bền vững.

Hoa hậu H’Hen Niê đảm nhận vai trò Đại sứ Truyền thông cho Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023. Ảnh: Trung Nguyên Legend
1. Buôn Ma Thuột – Thủ phủ cà phê Robusta số 1 thế giới
Buôn Ma Thuột, với đặc trưng địa lý và khí hậu độc đáo, từ lâu đã trở thành vùng đất lý tưởng cho cây cà phê Robusta đứng đầu thế giới. Với độ cao trung bình 850-900m so với mặt nước biển, đất đỏ bazan màu mỡ, khí hậu ôn hòa, lượng mưa dồi dào và ánh nắng chan hòa, nơi đây đã trở thành trung tâm sản xuất cà phê chủ yếu của Việt Nam.
Việt Nam hiện đang là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Brazil, với sản lượng trung bình 1,8 triệu tấn mỗi năm, trong đó cà phê Robusta chiếm đến 95%. Riêng Đắk Lắk, vùng trồng cà phê lớn nhất, đã đóng góp 526.000 tấn cà phê trong năm 2022, mang lại kim ngạch xuất khẩu 798 triệu USD, chiếm hơn 53% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Nhờ vào cà phê, Đắk Lắk đã có những bước tiến vượt bậc trong kinh tế – xã hội, giúp giảm nghèo và cải thiện đời sống người dân.
2. Cà phê Đạo – Triết lý Thiền trong văn hoá cà phê
Ngoài giá trị kinh tế, cà phê Buôn Ma Thuột còn mang trong mình một triết lý sâu sắc về sự tỉnh thức và trải nghiệm tinh thần. Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã khởi xướng triết lý “Cà phê Đạo” để kết hợp giữa cà phê và Thiền, giúp con người tập trung tâm trí, đạt đến sự cân bằng giữa Thân – Tâm – Trí.
Thiền đã tồn tại hàng nghìn năm trong các nền văn minh Đông – Tây, và Trung Nguyên Legend đã biến cà phê trở thành một nghi thức hành Thiền, giúp con người cân bằng cuộc sống, khơi dậy năng lượng và tinh thần sáng tạo.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột – Sự kiện quốc tế quảng bá văn hoá cà phê Việt
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột là sự kiện lớn nhất về cà phê tại Việt Nam, thu hút đông đảo du khách và doanh nghiệp quốc tế. Lễ hội thứ 9 (2025) đã được chuẩn bị chu đáo, với hơn 500 quán cà phê tham gia hoạt động “Uống cà phê miễn phí” nhằm tôn vinh văn hóa cà phê Việt.
Qua hơn hai tháng phát động và triển khai, cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền về Lễ hội đã nhận được 51 tác phẩm dự thi của nhiều tác giả, nhóm tác giả trong và ngoài tỉnh. Các tác phẩm dự thi đã tạo nên một bức tranh đa dạng và phong phú về mặt hình ảnh, nội dung, âm thanh và cách thể hiện. Nhiều tác giả đã chọn cách kể chuyện mộc mạc, giản dị như chính tinh thần của cây cà phê trên vùng đất đỏ Bazan. Một số tác phẩm khác được đầu tư công phu, mang đến những hình ảnh và âm thanh đặc sắc, tạo nên những cung bậc cảm xúc sâu lắng, ấn tượng cho người xem.
Thông qua các tác phẩm dự thi, tất cả các tác giả đều thể hiện niềm tự hào và sự trân trọng đối với cà phê Buôn Ma Thuột, đồng thời mong muốn lan tỏa giá trị văn hóa, lịch sử và hương vị đặc trưng của cà phê Buôn Ma Thuột đến cộng đồng. Đây là một thái độ đáng quý đối với công sức của những người trồng cà phê trên mảnh đất Đắk Lắk.
Ban tổ chức cuộc thi đã ghi nhận sự hưởng ứng nhiệt tình của các tổ chức, đơn vị và cá nhân, góp phần vào thành công chung của cuộc thi cũng như việc quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột. Cuộc thi được tổ chức bài bản, chặt chẽ, thể hiện tính chuyên nghiệp, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng. Sau quá trình thẩm định và đánh giá công tâm, Ban Giám khảo đã lựa chọn những tác phẩm xuất sắc để trao giải.
Kết quả, giải Đặc biệt thuộc về tác phẩm “Cà-phê – điểm tựa của những giấc mơ” của tác giả Phạm Phương Uyển. Về giải trên mạng xã hội Facebook, giải Nhất được trao cho “Hương cà-phê – sắc Tây Nguyên” của Trần Xuân Quốc Trung; giải Nhì thuộc về “Nước nguồn tinh hoa cho cà-phê đại ngàn” của Hà Đình Anh Tuấn và “Hành trình tuyệt đẹp của hạt cà-phê” của Lê Anh Tú. Giải Ba gồm các tác phẩm “Clip giới thiệu Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025” của Nguyễn Quốc Hưng, “Đắk Lắk nơi tôi lớn lên” của Nguyễn Thảo Vân và “Hương cà-phê” của Âu Thanh Thùy Vy.
Về giải trên mạng xã hội TikTok, giải Nhất được trao cho “Hương cà-phê” của Âu Thanh Thùy Vy; giải Nhì thuộc về “Đắk Lắk nơi tôi lớn lên” của Nguyễn Thảo Vân; giải Ba thuộc về “Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột có phải là Lễ hội Cà-phê lớn nhất thế giới” của Phan Thị Tú Uyên. Giải Khuyến khích được trao cho “Những con số biết nói – hành trình của cà-phê Việt Nam” của Phan Thị Tú Uyên và “Cà-phê – tinh hoa Tây Nguyên” của Trần Văn Linh – Vũ Đức Nhật.
Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao các giải Nhất, Nhì, Ba cho các tác phẩm do khán giả bình chọn trên mạng xã hội Facebook và TikTok, góp phần lan tỏa mạnh mẽ giá trị của cà phê Buôn Ma Thuột đến công chúng trong và ngoài nước.

Biểu diễn nghi thức Thiền Cà phê tại Bảo tàng Thế giới Cà phê (9/3/2023). Ảnh: Ngọc Lan
3.Chiến lược xây dựng Thành phố Buôn Ma Thuột thành trung tâm văn minh cà phê Thiền thế giới
Từ những giá trị vật lý của vùng đất bazan, kết hợp với giá trị tinh thần từ triết lý Thiền đặc trưng phương Đông, Tập đoàn Trung Nguyên đã đề xuất xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành trung tâm của nền văn minh cà phê Thiền Việt Nam – nền văn minh cà phê thứ ba thế giới, sau Ottoman và Roman. Trong bản tham luận tại Hội nghị Kết nối Giao thương Quốc tế (10/3/2023), Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã đưa ra những sáng kiến và bài học kinh nghiệm để cà phê Việt Nam chinh phục toàn cầu, bao gồm: “Tầm nhìn, khát vọng dẫn dắt; chiến lược xây dựng thương hiệu và tạo dựng bản sắc; kiến tạo những giá trị độc đáo mà cà phê Việt Nam phụng sự thế giới”. Giá trị độc đáo đó chính là những thành quả hiện hữu ngay trên mảnh đất Buôn Ma Thuột ngày nay.

Làng cà phê Trung Nguyên Legend đón tiếp hơn 20,000 lượt du khách ghé thăm và thưởng thức những tuyệt phẩm cà phê năng lượng
Bên cạnh việc chế biến, sản xuất ra những hạt cà phê robusta ngon nhất thế giới với bí quyết độc đáo, Tập đoàn Trung Nguyên đã khánh thành Bảo tàng Thế giới Cà phê (2018) tại thành phố Buôn Ma Thuột, trưng bày hơn 10.000 hiện vật tái hiện quá trình phát triển của cà phê nhân loại trải qua ba nền văn minh. Tập đoàn cũng xây dựng tổ hợp Làng Văn hoá Cà phê và khu nghỉ dưỡng Trung Nguyên Coffee Tour cùng các dịch vụ tham quan, hướng dẫn thiền, trị liệu, nuôi dưỡng và kiến tạo nguồn năng lượng tỉnh thức đúng theo tôn chỉ của Cà phê Đạo. Ngoài ra, khu du lịch sinh thái thác Dray Nur và thác Gia Long cách thành phố Buôn Ma Thuột 25km chính là nỗ lực của Trung Nguyên trong việc tôn tạo các giá trị bền vững, kết nối con người với môi sinh của thủ phủ cà phê Thiền thế giới. Dẫu tiếp đón hàng trăm ngàn lượt khách du lịch mỗi năm, song cảnh quan sinh thái tự nhiên của khu vực này vẫn được bảo tồn trọn vẹn, xứng đáng là mô hình lý tưởng mà du lịch Việt Nam hướng đến trong thời gian tới.
Bằng tất cả những nỗ lực ấy, Trung Nguyên đã và đang triển khai tầm nhìn chiến lược cho một nền văn minh cà phê thế giới, với khát vọng về doanh thu tiềm năng đạt đến 20 tỉ USD/năm. Những sáng kiến của Trung Nguyên đề xuất với thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nhấn mạnh vào việc phát triển thương hiệu “Ly cà phê sữa đá”, “Ly cà phê phin Việt Nam”… xúc tiến quảng bá du lịch và nâng tầm chất lượng hạt cà phê Robusta, từ đó góp phần đưa Việt Nam trở thành nền văn minh cà phê thứ ba được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại trong thời gian sắp tới.
Với những gì mà Trung Nguyên nói riêng và thành phố Buôn Ma Thuột nói chung đã đạt được ở thời điểm hiện tại, chúng ta hoàn toàn có quyền hi vọng rằng tầm nhìn ấy có thể sẽ trở thành hiện thực trong một tương lai không xa.■